Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu nên khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng, chất nhầy trong cổ họng hoặc dị vật, cơ thể của bé sẽ phản ứng lại bằng cách ho. Vậy nhưng, có nhiều mẹ vẫn đang thắc mắc liệu trẻ sơ sinh bị ho có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? Hãy cùng HCMinhat tìm hiểu vấn đề này cùng iPREG ngay dưới đây nhé!
>>>Xem thêm: Tổng hợp các loại bỉm dán sơ sinh tốt nhất được nhiều mẹ bỉm tin dùng
Mục Lục
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho
Trẻ nhỏ bị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
- Bệnh đường hô hấp: Nếu trẻ mắc một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi thì dấu hiệu nhận biết sớm là ho, khò khè, khó thở. Tình trạng ho của trẻ trong trường hợp này có thể kéo dài lên đến 2 – 4 tuần nên mẹ cần tìm hiểu những biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả nhất để khắc phục những cơn ho khó chịu ở trẻ.
- Ho do thay đổi thời tiết: Khí hậu giao mùa, thay đổi đột ngột là cơ hội để virus tấn công bé yêu của bạn. Nếu mẹ không giữ ấm và bảo vệ bé thì nguy cơ bé bị ho khi thời tiết thất thường là rất cao.
- Nhiễm khuẩn: Cảm lạnh, cảm cúm, ho gà là nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài ở trẻ sơ sinh. Bé sẽ chuyển từ ho nhẹ đến ho khan nên mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị dứt điểm cơn ho.
Xem thêm: Tại sao trẻ sơ sinh bị nấc? Bác sĩ tại iPREG giải đáp
Trẻ sơ sinh bị ho có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị ho có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm và mong muốn có câu trả lời chính xác nhất. Tùy vào từng trường hợp và tiếng ho để xác định mức ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Ho thường không nguy hiểm: Dịch nhầy xuất hiện nhiều trong cổ họng, ngực và khoang mũi của bé. Đi kèm với đó là sổ mũi, chảy nước mắt, đau họng. Nguyên nhân khiến bé bị ho thường là cảm lạnh và không cần dùng kháng sinh để điều trị. Mẹ có thể áp dụng một số mẹo trị ho dân gian để khắc phục tình trạng kể trên.
- Một số trường hợp cần đi khám: Nếu trẻ ho lâu ngày không khỏi và xuất hiện một số triệu chứng như khó thở, sốt cao, ho ra máu, khò khè, quấy khóc liên tục thì mẹ không được chủ quan. Lúc này, mẹ cần liên hệ đến bác sĩ có chuyên môn hoặc đưa bé thăm khám tại cơ sở Y tế uy tín để đưa ra hướng xử lý kịp thời nhất.
Mách mẹ một số phương pháp trị ho cho bé tại nhà
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh khi trẻ bị ho sẽ làm giảm hệ miễn dịch, thậm chí cơ thể của bé sẽ có dấu hiệu kháng thuốc về sau. Đó là lý do iPREG sẽ bật mí cho mẹ một số phương pháp trị ho cho bé tại nhà vô cùng hiệu quả ngay sau đây.
Mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt nên thường được dùng để trị ho cho trẻ nhỏ. Mẹ nên kết hợp mật ong với chanh đào để mang lại hiệu quả cao nhất và kích thích vị giác của bé tốt hơn.
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị rất đơn giản gồm 1 kg chanh đào, 1 lít mật ong, đường phèn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chanh đào rửa sạch, cắt thành lát mỏng. Lưu ý là mẹ không bỏ hạt chanh đào ra nhé. Bởi trong hạt chanh đào có chứa các thành phần kháng viêm rất tốt.
- Bước 2: Chuẩn bị một hũ thủy tinh sau đó xếp chanh đào thành từng lớp xen kẽ với đường phèn đến khi gần đầy hũ là được.
- Bước 3: Đổ mật ong ngập hết phần chanh đào và đường phèn đã xếp. Đậy kín nắp và ngâm trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng.
- Bước 4: Khi trẻ ho, mẹ cho bé sử dụng 1 ngày 2 muỗng. Nếu ngọt quá thì mẹ hãy pha loãng với nước ấm để bé dễ uống hơn.
Húng chanh
Húng chanh được xem là thần dược trị ho cho trẻ nhỏ với mùi thơm dễ chịu, tính ấm và chứa tinh dầu cavaron rất tốt. Ngoài công dụng giảm ho thì húng chanh còn giúp tiêu đờm, tiêu độc và hỗ trợ điều trị viêm họng rất hiệu quả. Nguyên liệu cần chuẩn bị là 1 nắm lá húng chanh sạch, không sâu.
Cách thực hiện trị ho bằng húng chanh:
- Bước 1: Lá húng chanh rửa sạch, xay nhuyễn, hòa vào nước ấm và thêm một chút đường phèn cho dễ uống.
- Bước 2: Khuấy đều và hãm lá húng chanh trong vòng 10 phút để tinh chất có trong lá hòa vào nước.
- Bước 3: Cho bé uống phần nước cốt mỗi ngày 2 lần đến khi cơn ho giảm hẳn.
Rau diếp cá
Trẻ sơ sinh bị ho thì mẹ không nên bỏ qua rau diếp cá – bài thuốc dân gian trị ho được nhiều mẹ áp dụng và đã thành công. Rau diếp cá không chỉ an toàn mà còn có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, trị ho vô cùng tốt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch diếp cá và mang đi xay nhuyễn.
- Bước 2: Ngâm một ít gạo qua đêm với một ít nước. Sau đó, chắt lấy nước gạo đặc, cho thêm diếp cá đã xay nhuyễn vào đun trong vòng 20 phút.
- Bước 3: Để nguội và lọc lấy nước cốt, cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần, mẹ sẽ thấy cơn ho giảm rất nhanh. Để lá diếp cá phát huy tối đa tác dụng thì mẹ nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 10 – 15 phút nhé.
Quất
Nhắc đến phương pháp trị nho cho trẻ nhỏ thì không thể không nói đến quất. Trong quất có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như đồng, kẽm, photpho rất tốt cho cơ thể, giải cảm, long đờm và hỗ trợ điều trị cơn ho kéo dài.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 200gr quất, 50g đường phèn, 200ml mật ong, ½ muỗng cà phê muối.
Thực hiện:
- Bước 1: Quất mua về nên rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng và bỏ vào hũ thủy tinh.
- Bước 2: Từ từ cho đường phèn, mật ong, muối theo liều lượng đã chuẩn bị vào hũ thủy tinh đã đựng sẵn quất bên trong.
- Bước 3: Đậy kín nắp hũ và ngâm trong vòng 7 ngày là có thể sử dụng được.
- Bước 4: Mỗi ngày cho bé uống từ 1 – 2 lần để mang lại hiệu quả giảm ho như mong đợi.
Lá hẹ
Nhiều người biết đến lá hẹ với công dụng nhuận tràng, trị táo bón, đái dầm ở trẻ nhỏ nhưng chắc chắn mẹ sẽ ngạc nhiên bởi khả năng trị ho thần kỳ của lá hẹ đấy nhé. Trong lá hẹ có chứa chất odorin đóng vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh và tăng sức đề kháng cho bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 200gr lá hẹ, 50gr đường phèn, 5 muỗng cà phê mật ong.
Thực hiện:
- Bước 1: Lá hẹ rửa sạch và cắt thành từng đoạn nhỏ.
- Bước 2: Cho đường phèn, mật ong và lá hẹ vào nồi sau đó chưng trong vòng 15 phút.
- Bước 3: Để nguội và cho bé uống 1 ngày 1 lần. Kiên trì sử dụng trong vòng 5 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Một điều mà mẹ cần lưu ý khi áp dụng những phương pháp trị ho dân gian đó chính là phải kiên trì. Bởi đây là biện pháp giảm ho tự nhiên nên sẽ kháng viêm, long đờm từ từ và thường sẽ có hiệu quả từ 7 – 10 ngày áp dụng.
Một số lưu ý khi trẻ bị ho
Mặc dù trẻ bị ho không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu cho bé. Đặc biệt, trẻ sơ sinh ho về đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng phát triển toàn diện. Vậy nên, mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để giảm nhanh cơn ho cho bé.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, môi trường ô nhiễm: Khói thuốc, bụi bẩn là nguyên nhân khiến cơn ho của trẻ kéo dài và nặng hơn. Do đó, mẹ nên bảo vệ bé trong môi trường sạch sẽ, ít khói bụi để giảm nhanh những cơn ho khó chịu.
- Không tự ý cho bé dùng thuốc: Nhiều mẹ thường nghĩ ngay đến thuốc khi bé bị ho. Nhưng chỉ khi cơn ho kéo dài kèm theo khó thở, khò khè, bỏ ăn thì mẹ mới cần tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc. Trường hợp bé ho thường thì mẹ nên áp dụng mẹo dân gian để tăng sức đề kháng và đảm bảo an toàn nhất cho bé.
- Không hút mũi, phun khí dung tại nhà: Việc lạm dụng hút mũi, phun khí dung sẽ khiến niêm mạc mũi, họng của bé bị tổn thương. Chưa kể, nếu mẹ hút mũi bằng miệng thì còn tăng nguy cơ nhiễm khuẩn không đáng có.
- Làm ấm cơ thể bé: Trong những ngày bé bị ho, mẹ nên làm ấm cơ thể của bé bằng cách thoa dầu ở ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
- Đưa bé đi khám bác sĩ khi ho kéo dài: Nếu mẹ cảm thấy cơn ho của bé lâu lành, kéo dài trên 4 tuần thì nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Hi vọng với những chia sẻ như trên về trẻ sơ sinh bị ho thì mẹ sẽ có thể bình tĩnh và áp dụng đúng phương pháp điều trị tốt nhất cho bé. iPREG chúc bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.