Phí giao dịch chứng khoán là khoản chi phí mà các nhà đầu tư phải chi trả cho công ty môi giới khi giao dịch thành công. Khi giao dịch thực tế, khoản phí này cũng chiếm một phần tỷ trọng đáng kể đối với các nhà đầu tư. Tùy thuộc vào mỗi công ty mà khoản phí cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Vì vậy, để giúp mọi người hiểu rõ hơn về khái niệm này, Inhat HCM sẽ trình bày mức phí giao dịch của một số công ty tại Việt Nam.
Mục Lục
Phí giao dịch chứng khoán là gì?
Phí giao dịch chứng khoán hay còn được gọi là phí môi giới chứng khoán. Đây là mức phí mà bạn phải trả khi mua – bán chứng khoán thành công. Loại phí này thường được tính trên cơ sở % giá trị mua bán trong ngày của các nhà đầu tư. Mức % bao nhiêu cũng sẽ do công ty chứng khoán quy định. Nếu như bạn là khách VIP, mức giao dịch nhiều thì phí sẽ thấp hơn.
>>> Tổng Hợp Thông Tin Về Chi Phí Sử Dụng Vốn Bình Quân (WACC)
Các loại phí giao dịch chứng khoán thường gặp
Người chơi cần phải hiểu rõ các loại phí giao dịch chứng khoán nhất định. Dưới đây là những thông tin cơ bản về phí giao dịch mà bạn cần nắm được:
- Phí ứng tiền trước: Khoản phí mà bạn có thể nhận trước thời hạn quy định. Trên thực tế, thông thường khi bạn bán cổ phiếu thì khoảng 1 -2 ngày tiền mới về tài khoản. Nếu như bạn muốn nhận tiền ngay lập tức thì sẽ phải mất một khoản tiền từ công ty chứng khoán.
- Phí lưu ký: Khoản phí mà người dùng bắt buộc phải đóng cho các trung tâm lưu ký chứng khoán để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán của họ.
- Phí chuyển tiền sở hữu: Khoản phí mà bạn phải chi trả trong trường hợp bạn muốn chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu mình đang nắm giữ cho người khác.
- Phí tư vấn: Khi bạn đăng ký gói cước tư vấn, hỗ trợ đầu tư thì bạn phải chi trả một số tiền cho những công ty chứng khoán.
- Phí nạp tiền: Khoản phí khi bạn nạp tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán.
- Phí rút tiền: Khoản phí khi bạn phải rút tiền từ tài khoản giao dịch chứng khoán về tài khoản cá nhân của mình.
- Phí mở tài khoản: Khoản phí khi bạn mở tài khoản tại các công ty chứng khoán. Thông thường, mức phí này tùy thuộc vào công ty và không được công khai.
- Phí cấp lại: Khi bạn đã sở hữu cổ phiếu, trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ thì bạn sẽ được nhận một mã số hoặc giấy xác nhận từ phía công ty. Trong trường hợp bạn làm mất sổ hoặc giấy này, bạn sẽ phải đóng một khoản phí nhất định để được cấp lại.
Nếu như bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn, hãy truy cập vào ngay chungkhoanthegioi.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích hơn về thị trường chứng khoán trong và ngoài nước nhé!
>>> Sao Chép Giao Dịch Ngoại Hối Cho Nhà Đầu Tư Việt Nam
So sánh mức phí giao dịch của các công ty chứng khoán tại Việt Nam
Trên thực tế, cơ quan nhà nước quy định mức phí tối đa 1 lần khi giao dịch là 5%. Tuy nhiên, mức sàn sẽ tùy thuộc vào quy định của các công ty chứng khoán. Hơn nữa, nhiều công ty còn sẽ có những mức phí riêng của họ. Trước khi tham gia giao dịch, bạn nên tìm hiểu và trao đổi kỹ càng để tránh những trường hợp rắc rối về sau.
1. CTCK Pinetree
Khi tham gia cùng với Pinetree, nhà đầu tư sẽ được miễn hoàn toàn phí giao dịch chứng khoán. Người chơi chỉ đóng 0.03% là mức phí thu hộ Sở giao dịch. Có thể nói, đây là mức phí giao dịch chứng khoán tốt nhất trên thị trường hiện nay.
>>> TRADER NÊN TRÁNH XA CÁC SÀN FOREX BỊ BẮT VÌ HOẠT ĐỘNG CHUI
2. CTCK SSI
Loại phí | Mức phí |
Phí giao dịch trực tuyến | 0,25% |
Phí giao dịch qua các kênh khác | Dưới 50 triệu VNĐ: 0,4%
Từ 50 – 100 triệu VNĐ: 0,35% Trên 500 triệu VNĐ: 0,25% |
Phí giao dịch trái phiếu | 0,05% đến 0,1% |
3. CTCK HSC
Loại phí | Mức phí |
Phí giao dịch | Dưới 100 triệu VNĐ: 0,35%
Từ 100 – 300 triệu VNĐ: 0,3% Từ 300 – 500 triệu VNĐ: 0,25% Từ 500 triệu VNĐ – 1 tỷ: 0,2% Trên 1 tỷ: 0,1% |
Phí giao dịch trực tuyến | Dưới 100 triệu VNĐ: 0,2%
Từ 100 – 300 triệu VNĐ: 0,2% Từ 300 – 500 triệu VNĐ: 0,2% Từ 500 triệu VNĐ – 1 tỷ: 0,15% Trên 1 tỷ: 0,1% |
4. CTCK TCBS
Loại phí | Mức phí |
Phí giao dịch cổ phiếu | 0,1% |
Phí giao dịch với khách hàng sử dụng gói iWealth Pro hoặc Trial | 0,075% |
>>> Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Ichimoku Đơn Giản, Dễ Hiểu Nhất
5. CTCK VPS
Loại phí | Mức phí |
Phí giao dịch trực tuyến | 0,2% |
Phí giao dịch qua các kênh khác | Dưới 100 triệu VNĐ: 0.3%
Từ 100 – 300 triệu VNĐ: 0.27% Từ 300 – 500 triệu VNĐ: 0.25% Từ 500 triệu VNĐ – 1 tỷ: 0.22% Từ 1 tỷ – 2 tỷ: 0.2% Từ 2 tỷ trở lên: 0.15% |
6. CK MBS
Loại phí | Mức phí | |
Phí dịch vụ MBS online | 0,12% | |
Phí dịch vụ có broker/khác | Kênh điện tử | Quầy / Boker |
Dưới 100 triệu VNĐ | 0,3% | 0,35% |
100 – 300 triệu VNĐ | 0,3% | 0,325% |
300 – 500 triệu VNĐ | 0,25% | 0,3% |
500 – 700 triệu VNĐ | 0,2% | 0,25% |
700 triệu VNĐ – 1 tỷ | 0,15% | 0,2% |
Trên 1 tỷ | 0,15% | 0,15% |
7. CTCK FPTS
Loại phí | Mức phí |
Phí giao dịch | Dưới 200 triệu VNĐ: 0,15%
Từ 200 – 1 tỷ: 0,14% Từ 1 – 3 tỷ: 0,13% Từ 3 – 5 tỷ: 0,12% Từ 5 – 10 tỷ: 0,11% Từ 10 – 15 tỷ: 0,1% Từ 15 – 20 tỷ: 0,09 % Trên 20 tỷ: 0,08% |
Trái phiếu | 0,5% |
Cổ phiếu chưa niêm yết | 0,05% đến 0,1% |
>>> Mô Hình Nến Spinning Top Con Xoay Là Gì?
8. CTCK Mirae Asset
Loại phí | Mức phí |
Phí giao dịch trực tuyến | 0,15% |
Phí giao dịch qua các kênh khác | Dưới 100 triệu VNĐ: 0.25%
Từ 100 triệu VNĐ trở lên: 0.2% |
9. CTCK KSSV
Loại phí | Mức phí |
Phí giao dịch trực tuyến | 0,2% |
Phí giao dịch qua các kênh khác | Dưới 300 triệu VNĐ: 0.25%
Từ 300 triệu VNĐ trở lên: 0.2% |
Trên đây là toàn bộ những so sánh mức phí giao dịch chứng khoán của những công ty uy tín và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam đã được Inhat HCM tổng hợp lại. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thể dễ dàng cân nhắc và chọn lựa cho thật phù hợp. Chúc các nhà đầu tư thật nhiều thành công!