Cách trị viêm da ở chó là điều mà bạn cần biết khi thú cưng bị viêm da. Đây là một trong rất nhiều các bệnh lý về da mà chó thường mắc phải. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách chữa viêm da cho chó trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Chó bị viêm da có những triệu chứng gì?
Khi viêm da, chú chó có thể bị tổn thương ở bất kỳ khu vực nào có lông mọc, đặc biệt là phần đầu, phần mặt, phần chân và hậu môn. Sau đây là 5 dấu hiệu mà chúng thường gặp phải:
- Có dấu hiệu ngứa ngáy, cào cấu, cắn, gãi liên tục trên da.
- Da bị nổi mẩn đỏ.
- Những mảng viêm da bị lông che lấp, phải vạch lông và kiểm tra kỹ mới thấy.
- Nếu không phát hiện thì mảng viêm sẽ lớn dần và xuất hiện mủ, nặng hơn là chảy dịch vàng, gây mùi hôi khó chịu.
- Rụng lông.
2. Những nguyên nhân nào gây bệnh viêm da ở chó?
Chó bị viêm da do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do các trường hợp sau:
- Do sự xâm nhập và phát triển của ký sinh vật trên da chó: Ví dụ ve chó, bọ chét, rận… Chúng cắn vào da của vật chủ rồi hút máu, để lại phần da bị tổn thương, nhiễm khuẩn.
- Do chó bị dị ứng: với thuốc, sữa tắm… Có nhiều người sử dụng sữa tắm, xà phòng tắm của người cho chó. Tuy nhiên những sản phẩm này có độ PH cao, khiến da chó bị kích ứng.
- Do các vi khuẩn, vi trùng: như Demodex, Sarcoptes, Staphylococcus, Otodectes Cynotis… khiến phần da của cún cưng bị nhiễm khuẩn, gây ra tình trạng mưng mủ.
- Do di truyền.
- Do lây nhiễm chéo:
- Từ chó mẹ sang chó con trong thời gian cho con bú.
- Lây từ những con chó khác đang bị bệnh, khi chúng tiếp xúc với nhau.
>>> Top 7 Nơi Bán Phụ Kiện Trang Trí Hồ Cá TPHCM Đáng Tin Cậy Nhất
3. Cách trị viêm da ở chó tại nhà như thế nào?
Sau đây là hướng dẫn của của chúng tôi khi mà tình trạng viêm da ở chó ở mức nhẹ. Trong trường hợp bạn phát hiện chó bị viêm da nhưng có mưng mủ, chảy dịch thì bạn cần đưa chú chó tới cơ sở y tế gần nhất để khám và xử lý kịp thời.
Bước 1 – Kiểm tra tình trạng da ở chó
Đây chính là bước quan trọng nhất mà bạn cần thực hiện, việc xác định chính xác tình trạng da ở chó sẽ giúp việc điều trị bệnh viêm da đạt hiệu quả cao hơn.
- Vạch kỹ toàn bộ phần lông của chó và kiểm tra xem có vật ký sinh như ve chó, bọ chét, rận… không?. Nếu CÓ cần lập tức lấy nhíp và gỡ hết chúng ra, loại bỏ nguồn gây bệnh viêm da ở chó.
Lưu ý: Không dùng trực tiếp tay mình để gỡ vật ký sinh ra khỏi da chó.
- Khi lông chó quá nhiều thì bạn khó có thể xác định chính xác tình trạng da. Điều này sẽ cản trở việc theo dõi, kiểm tra trong quá trình điều trị bệnh viêm da ở chó.
Do đó cạo lông là việc rất cần thiết. Và bạn có thể tự làm tại nhà với tham khảo cách các hướng dẫn trên Internet.
Nếu như bạn không chắc chắn về khả năng của mình, đồng thời để chăm sóc chó cưng tốt hơn thì bạn hãy đưa bé ra cửa hàng spa, cắt tỉa Kimi Pet – Cơ sở làm đẹp cho thú cưng với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề.
⇒ Chi tiết tại: dịch vụ cắt tỉa lông chó tại Kimi Pet
Tại đây chú chó của bạn sẽ được kiểm tra tình trạng lông và da hiện tại. Với tình trạng viêm da nhẹ thì Kimi Pet sẽ hỗ trợ, đưa ra cho bạn những phương pháp, cách trị viêm da ở chó cũng như chế độ chăm sóc cho cún cưng.
Nếu không xử lý kịp thời, loại bỏ ve chó, rận… gây bệnh thì chúng sẽ phát triển rất nhanh, hút máu của của chó và để lại các vết thương hở, thậm chí gây nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm.
Bước 2 – Vệ sinh da cho chó
- Cách 1: Tắm cho chó 2 – 3 ngày/lần bằng sữa tắm chuyên dụng cho chó, hỗ trợ điều trị. Bạn không nên tắm hàng ngày vì da chó đang bị tổn thương, cần thời gian để hồi phục.
- Cách 2: Rửa vết thương cho chó hàng ngày với nước muối sinh lý, bán ở các hiệu thuốc. Để thực hiện thì bạn hãy cho nước muối vào ống tiêm rồi xịt lên vết thương ở chó rồi lau khô là được.
Bước 3 – Sát trùng vết thương hàng ngày cho chó
Sau khi vệ sinh xong, bạn cần sử dụng bông y tế thấm Oxy già hoặc dung dịch sát trùng Povidone Iodine để làm sạch, khử trùng vết thương cho chó.
Lưu ý: không đổ thuốc sát trùng trực tiếp lên da chó, tránh trường hợp nóng, bỏng khiến vùng tổn thương bị nặng hơn.
Bước 4 – Bôi thuốc đặc trị viêm da cho chó
Bạn có thể mua các thuốc bôi này dễ dàng tại các tiệm thú y hoặc cửa hàng thú cưng như Hydrocortisone, Alkin Fungikur, Mytecy, Zymox… Những bạn lưu ý sử dụng đúng liều lượng hướng dẫn ở trong hộp thuốc.
4. Những điều cần lưu ý khi chó bị viêm da
- Khi tình trạng viêm da ở chó chỉ ở mức nhẹ, đã thực hiện tất các các bước ở trên nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, thậm chí có dấu hiệu nặng hơn thì cần đưa
- Khi bạn nuôi nhiều chó trong nhà, nếu có 1 con bị viêm da thì cần phải cách ly ngay, tránh tiếp xúc với những con còn lại, tránh lây nhiễm.
- Tránh để chó gãi lên vùng da bị viêm vì điều này chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Trường hợp chó ngứa nhiều, gãi liên tục thì bạn nên mua lọ xịt chống ngứa lên phần da bị viêm, giúp cún cưng thoải mái hơn.
- Trong các loại thuốc bôi có những thành phần không tốt nên bạn cần đeo vòng cổ bảo hộ, tránh việc chú chó liếm vào thuốc.
>>> Đừng Bỏ Lỡ Top 11 Khách Sạn Chó Mèo TPHCM Cực Hot Hiện Nay
5. Phòng tránh bệnh viêm da ở chó như thế nào?
- Tắm vệ sinh sạch sẽ cho cún cưng 2 – 3 ngày/lần bằng sữa tắm chuyên trị các bệnh về da ở chó.
- Nếu bạn có điều kiện thì nên đưa chó của mình đến với dịch vụ tắm chó tại Kimi Pet định kỳ hàng tháng. Tại đây, nhân viên sẽ giúp bạn kiểm tra và xử lý những dấu hiệu bất thường trên da của cún cưng như ve chó, rận chó, viêm da…
- Tránh để chú chó bạn tiếp xúc với những con chó có dấu hiệu bị viêm da.
- Vệ sinh nhà, nơi ở của cún cưng thường xuyên, đảm bảo luôn được sạch sẽ.
Trên đây là bài viết về triệu chứng, nguyên nhân và cách trị viêm da ở chó. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn phát hiện chó bị viêm da và có cách xử lý kịp thời, chuẩn xác.