Khi thành lập doanh nghiệp bạn cần chú ý những vấn đề gì? Nội dung bên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ đề cập đến những nội dung nào? Có dịch vụ mở công ty trọn gói không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Những lưu ý khi thành lập công ty
Để quá trình thành lập công ty được diễn ra một cách thuận lợi, các chủ doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề như sau:
Chuẩn bị vốn và kê khai vốn
Trước khi thành lập doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp cần xác định trước số vốn để mở công ty mình là bao nhiêu. Hiện nay, có một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định để hoạt động. Vì thế, bạn phải chuẩn bị được số vốn mà ngành nghề đó yêu cầu thì mới được đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số ngành nghề khác sẽ không yêu cầu vốn để thành lập công ty. Do đó, tùy vào khả năng và mong muốn của bản thân mà bạn có thể kê khai vốn, sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh.
Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh
Khi thành lập công ty, doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện việc đăng ký kinh doanh, để có thể hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Một số ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện kinh doanh nên tất nhiên là doanh nghiệp không cần đáp ứng và quan tâm. Song, hiện nay có một số ngành nghề yêu cầu khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đáp ứng được một số điều kiện đi kèm thì doanh nghiệp mới được cấp phép và hoạt động theo đúng quy định được.
Chọn loại hình doanh nghiệp
Một số loại hình công ty tại Việt Nam đó là TNHH một thành viên, TNHH 2 thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần, và công ty hợp danh. Mỗi loại hình công ty trên sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Do đó, tùy thuộc vào tính hình thực tế của công ty và vốn điều lệ mà các chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật là cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ từ những giao dịch của công ty. Do đó, đây là vị trí vô cùng quan trọng, nên được lựa chọn kỹ càng.
Người đại diện theo pháp luật có thể là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hay một ai đó. Mỗi doanh nghiệp có thể có 1 người đại diện hoặc nhiều đại diện tùy theo loại hình công ty.
Địa chỉ công ty
Địa chỉ công ty cần phải thuộc lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ chính xác, cụ thể, rõ ràng. Không sử dụng địa chỉ giả, khu chung cư hoặc nhà tập thể để đăng ký. Nhà riêng hoặc văn phòng cho thuê được chấp nhận làm địa chỉ công ty.
Tên công ty
Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, hay các đơn vị thuộc vũ trang nhân dân,… Không sử dụng ngôn ngữ hoặc các ký hiệu vi phạm thuần phong mỹ tục, xuyên tạc lịch sử Việt Nam,..
Cấu trúc tên công ty là: loại hình công ty + tên công ty. Doanh nghiệp nên tra cứu tên công ty trước để tránh trùng lặp khi đặt tên.
>>> Xem thêm: Hồ Sơ Thành Lập Công Ty Và Những Quy Định Về Phí Khi Thành Lập Doanh Nghiệp
2. Nội dung ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
4 nội dung bắt buộc cần đề cập trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 bao gồm:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Vốn điều lệ;
- Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: bao gồm họ tên, số CMND, địa chỉ thường trú hộ chiếu,…
Mở công ty trọn gói đang là dịch vụ mà không ít các đơn vị công ty luật triển khai trên địa bàn Việt Nam. Tuy nhiên, Thiên Luật Phát vẫn luôn là sự lựa chọn số 1 hiện nay. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, cùng đội ngũ luật sư lành nghề, chất lượng, Thiên Luật Phát sẽ giúp khách hàng nhận được giấy phép thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
>>> Xem Ngay: Thủ tục xin cấp lại giấy đăng ký kinh doanh và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Trên đây là những lưu ý trước khi thành lập công ty và nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà bạn nên biết trước khi muốn thành lập một doanh nghiệp. Mọi thắc mắc khác hoặc nếu muốn được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Thiên Luật Phát để được giải đáp sớm nhất.